Sự nghiệp văn chương Tào_Phi

Tào Phi rất giỏi thơ phú, ông cùng với cha (Tào Tháo) và em (Tào Thực), đều là những cây bút nổi bật trên Văn đàn Kiến An. Thơ của ông hiện còn khoảng 40 bài và bộ Điển luận[3].

Tuy vậy, qua đó người đọc cũng hiểu được một phần nào quan niệm sáng tác của ông:

Văn (Tào Phi) có nhiều thể, hiếm có ai giỏi hết, do đó văn nhân không nên dựa vào sở trường của mình mà khinh người, mà nên thẩm xét để hiểu người (thẩm kỷ độ nhân). Ông phản đối thói "văn nhân tương khinh" (văn nhân thường khinh nhau), hay khép kín kiến giải của mình. Ngoài ra, ông còn phê phán khuynh hướng "quý xa, khinh gần", làm văn cốt cầu danh, mà quay lưng với sự thực.Các thể loại có những điểm khác nhau: Tấu, nghị nên trang nhã, thư luận nên có lý lẽ, thi phú cần phải đẹp.Văn chương đều là sự biểu hiện tư tưởng, tình cảm của người viết. Cho nên gốc văn chương giống nhau mà ngọn (hình thức biểu hiện) khác nhau. Cái khác đó do "khí". Tào Phi viết: "Văn lấy khí làm chủ, mà khí trong hay đục là bẩm phú, không thể dùng sức gắng gượng mà có được".Nho gia xem "lập ngôn" đứng sau "lập đức", "lập công"; Tào Phi đưa "lập ngôn" lên vị trí cao nhất, xem đó là "việc lớn lao bất hủ trong sự nghiệp trị nước" (kinh quốc chi đại nghiệp, bất hủ chi thịnh sự). Đây chính là quan điểm làm cho văn học Kiến An phồn thịnh[4]. Giọng thơ Tào Phi không hùng như cha (Tào Tháo), mà có vẻ phong lưu, nhàn nhã. Ngoài tài thơ, Tào Phi còn là nhà phê bình đầu tiên của Trung Quốc, Trong thiên Luận văn, ông có nhiều ý xác đáng, như:Văn lấy khí làm chủ, mà khí có hai thể "thanh" và "trọc". Cả hai đều do trời sinh, không thể gắng sức mà luyện, dẫu cha anh cũng không thể truyền được cho con, em.Bàn về các thể văn, ông cho rằng luận thuyết phải đúng lý, mà thi phú thì cần phải đẹp. Đó là khởi nguyên phong trào duy mĩ ở thời Lục Triều, trái hẳn với lối "Văn dĩ tải đạo" (văn để chở đạo) của Tiền Hán trở về trước. Duy mĩ tức là "nghệ thuật vị nghệ thuật", mà tải đạo tức là "nghệ thuật vị nhân sinh".Ở một thời cực kì loạn lạc như thời Lục Triều, chủ trương đó rất được hoan nghênh. Cho nên thời bấy giờ là thời văn thơ lãng mạn nhất của Trung Quốc, và nhóm Trúc Lâm thất hiền nổi tiếng vì thói khinh đời ngạo vật, phóng đãng, bất chấp lễ nghi...[5]

So sánh với Tào Phi, học giả này viết:

"Tào Phi và Tào Thực, là hai anh em ruột mà tính tình và đời sống trái nhau hẳn. Tào Phi làm vua chỉ cho văn chương mới là sự nghiệp lớn, đáng lưu truyền lại thiên thu; còn phú quý, công danh hễ chết là hết. Tào Thực, ngược lại, cho văn chương là nghề mọn mà sự lập công mới đáng trọng. Kết lại, ba cha con là Tào Tháo, Tào Phi, Tào Thực, làm lĩnh tụ trên thi đàn Kiến An. Tháo có giọng trầm hùng. Phi thì sầu, nhã. Thực, đa tài hơn cả; thơ vừa diễm lệ, vừa lâm ly và cao kỳ. Đến năm 232, Tào Phi và Tào Thực đều đã chết hết, văn đàn rực rỡ thời Kiến An cũng rã tan theo".[6].